Trang chủ   |   Những dịch bệnh hại Bà con cần chú ý trong tuần (từ 8 – 15/1)

Những dịch bệnh hại Bà con cần chú ý trong tuần (từ 8 – 15/1)

1. Các tỉnh phía Bắc


– Cây lúa: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bọ
trĩ mật độ, tỷ lệ hại thấp; chuột, ốc bươu vàng, tuyến trùng rễ tiếp tục hại.


– Cây ngô: Sâu đục thân, bắp, chuột tiếp tục hại; bệnh khô vằn,
bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, bệnh lùn sọc đen hại nhẹ.


– Rau màu: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, rệp muội, bệnh
sương mai… tiếp tục hại trên rau họ thập tự; Bệnh héo xanh, bệnh mốc sương,
bệnh héo vàng tiếp tục hại trên cà chua, khoai tây.


– Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại tại những ruộng chưa được
tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để tại Nghệ An; Bọ hung đen gây hại nhẹ đến
trung bình, nặng cục bộ ở vùng mía ven sông, trên chân đất cát 


pha và đất thịt
nhẹ tại Thanh Hóa; Rệp xơ trắng tiếp tục gây hại nhẹ.


– Cây ăn quả (cam, chanh, bưởi): Bệnh chảy gôm, bệnh loét, sẹo,
ruồi đục quả, nhện tiếp tục gây hại tăng ở các vườn cây già cỗi, chăm sóc kém
và phòng trừ không tốt.


– Cây nhãn: Rệp, sâu đo, nhện lông nhung gây hại nhẹ.


– Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh tiếp tục gây hại có xu hướng tăng;
Bệnh thán thư, bệnh chết chậm tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ nhẹ đến trung
bình, nặng cục bộ tại các vườn cây già cỗi úng nước.


– Cây cà phê: Bệnh gỉ sắt gây hại tăng, bệnh khô cành, rệp các
loại tiếp tục gây hại, mức độ tăng chậm; hại nặng cục bộ trên những vườn cây
lâu năm chăm sóc kém, phòng trừ sâu bệnh không tốt.


– Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn tiếp tục gây hại cục bộ.


– Cây dứa: Bệnh thối nõn tiếp tục phát sinh gây hại trên các vườn
cây nhiễm bệnh, những vườn thoát nước kém.


2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên


a) Cây lúa


– Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đen lép hạt, bệnh đạo ôn lá, bệnh
đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại bông bạc hại nhẹ trên lúa
Đông Xuân ở giai đoạn đòng trỗ đến chín.


– Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục lá phát sinh gây hại
chủ yếu trên lúa Đông Xuân ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh.


– Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ ở Khánh Hòa, Bình Thuận.


– Chuột: Hại nặng cục bộ trên các diện tích lúa gieo và lúa cấy vụ
Đông Xuân ở giai đoạn đẻ nhánh.


– Ốc bưu vàng: Di chuyển và lây lan theo nguồn nước.


b) Cây trồng khác


– Cây rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bệnh
thối nhũn hại nhẹ trên rau thập tự; bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại; bệnh
phấn trắng, mốc sương, bọ trĩ gây hại rau họ bầu bí; bệnh héo xanh, 


thán
thư hại rau họ cà; sâu khoang, bệnh lở cổ rễ, gỉ sắt, sâu đục quả hại nhẹ trên
cây lạc và đậu đỗ giai đoạn cây con.


– Cây ngô: Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn hại ngô giai đoạn trỗ cờ –
thu hoạch; sâu khoang, sâu xanh, sâu xám hại ngô Đông Xuân giai đoạn cây con.


– Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt, bệnh
đốm mắt cua tiếp tục gây hại.


– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, rệp sáp, bệnh chết nhanh, bệnh chết
chậm tiếp tục gây hại.


– Cây điều: Bọ xít muỗi hại và bệnh thán thư gây hại với xu hướng
giảm nhẹ.


– Cây mía: Sâu đục thân, rệp bẹ, bệnh rượu lá, bệnh đốm vòng phát
sinh hại phổ biến trên mía giai đoạn chín sinh lý-thu hoạch; Sâu non bọ hung,
sâu non xén tóc, bệnh sọc đỏ, bệnh trắng lá do Phytoplasma gây


 hại cục bộ mía ở
Gia Lai.


– Cây sắn: Bệnh chổi rồng, bệnh đốm lá, bọ phấn gây hại nhẹ.


– Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh đốm lá, bệnh thối nõn tiếp tục phát
sinh gây hại.


– Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh nấm hồng, bệnh thán thư
gây hại nhẹ.


– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu hại tăng; bệnh thán thư, bệnh thối
rễ tóp cành tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ.


3. Các tỉnh phía Nam


a) Cây lúa


– Rầy nâu: phổ biến tuổi 2-3; kiểm tra kỹ ruộng lúa, khuyến
cáo nông dân khi phát hiện rầy cám nở rộ thì tiến hành xử lý bằng một trong các
loại thuốc chống lột xác, trước khi phun thuốc cần đưa nước vào ruộng để rầy di
chuyển lên trên, tăng hiệu quả phòng trừ. Tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi phun
thuốc.


– Bệnh đạo ôn lá: có thể tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên
lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng do điều kiện thời tiết hiện nay thích hợp
cho bệnh phát sinh phát triển, bên cạnh đó lúa Đông Xuân đang bước vào giai
đoạn phát triển sung yếu.


– Sâu năn (muỗi hành): xuất hiện cục bộ ở một vài địa phương trên
lúa ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng, đây là trà lúa rất thích hợp cho
muỗi hành xuất hiện và gây hại.


Vì vậy ở những vùng thường xuất hiện muỗi hành như An Giang, Kiên
Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang cần cần theo dõi chặt

chẽ đối tượng này để có biện pháp quản lý hiệu quả.

Ngoài ra cũng cần lưu ý đến các đối tượng như ốc bưu vàng gây hại
ở giai đoạn mạ; bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt, chuột gây hại ở giai đoạn đòng
trỗ đến chín.


b) Cây trồng khác


– Cây nhãn: bệnh chổi rồng nhãn giảm diện tích nhiễm


– Cây thanh long: bệnh đốm nâu tăng nhẹ diện tích nhiễm


 -Thời tiết se lạnh, trời âm u, có sương mù là điều kiện thích
hợp cho muỗi hành phát sinh phát triển.


– Cây hồ tiêu: tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh và chết chậm
tăng diện tích nhiễm.


– Cây điều: diện tích nhiễm bọ xít muỗi và bệnh thán thư gia tăng.


– Cây dừa: diện tích nhiễm bọ cánh cứng và bọ vòi voi tăng.


– Cây cà phê: Bệnh khô cành tăng và rệp sáp giảm nhẹ diện tích
nhiễm.


Tình hình diễn biến của dịch bệnh đang theo hướng phức tạp, Bà con nên chủ động phòng chống sâu bệnh cho cây, thường xuyên theo dõi, phát hiện và khắc phục sớm sâu bệnh để đạt năng suất cao nhất cho vụ mùa !


Theo Cục bảo vệ thực vật


Translate »

Call Now