1. Trên lúa
Các tỉnh phía Bắc
– Rầy nâu, rầy lưng trắng hại diện hẹp trên mạ mùa và lúa mùa sớm.
– Sâu đục thân 2 chấm: Trứng tiếp tục nở, sâu non gây hại dảnh héo trên mạ mùa và lúa mùa cực sớm – sớm, lúa sạ.
– Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tuổi lớn hại diện hẹp trên mạ và lúa mùa cực sớm – sớm, lúa sạ.
– Ốc bươu vàng, ruồi, đạo ôn lá, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn… gây hại trên mạ và lúa mùa cực sớm – sớm.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 gây hại trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái, dự kiến trưởng thành lứa 4 ra rộ từ ngày 10/7, sâu non lứa 5 tuổi 1 – 3 sẽ gây hại từ 12 – 20/7 trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh.
– Chuột tiếp tục phát sinh gây hại giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng.
– Rầy nâu, rầy lưng trắng có xu hướng tăng trên lúa hè thu giai đoạn đứng cái – làm đòng.32
– Bệnh khô vằn, bạc lá, bệnh lùn sọc đen có xu hướng phát sinh tăng.
– Ốc bươu vàng hại nặng tại các khu ruộng gần ao hồ, sông suối, khu đồng trũng ngập nước.
Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
– Trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại nhẹ, chuột gây hại cục bộ; Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại nhẹ; sâu keo, bọ trĩ gây hại mức độ nhẹ; ốc bươu vàng hại cục bộ lúa sạ ở những vùng trũng, gần kênh mương.
– Trên lúa xuân hè: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn gây hại cục bộ.
Các tỉnh phía Nam
– Rầy nâu: Phổ biến tuổi trưởng thành, tuổi 1. Mật độ rầy có thể từ trung bình – cao do đợt rầy di trú này trùng với thời gian thu hoạch rộ lúa hè thu chính vụ.
– Các địa phương có gieo sạ lúa thu đông – mùa 2017 cần tích cực chuẩn bị đất, xuống giống né rầy đạt hiệu quả cao để hạn chế thấp nhất rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
– Bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông sẽ phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ.
– Nguy cơ thời gian tới rầy nâu di trú truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá sang lúa thu đông giai đoạn mạ.
– Lưu ý sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt, chuột ở giai đoạn đẻ nhánh – trỗ chín.
2. Trên cây trồng khác
– Trên rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, rệp, nhện đỏ, bệnh đốm lá, phấn trắng… phát sinh gây hại nhẹ – trung bình.
– Trên cây ngô: Châu chấu tre, chuột, tiếp tục hại; Bệnh khô vằn, đốm lá hại nhẹ.
– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ tiếp tục tăng; bệnh chết nhanh, chết chậm giảm nhẹ.
– Cây cà phê: Bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt tiếp tục gây hại.
Theo Cục BVTV