Trang chủ   |   NHỮNG DỊCH BỆNH HẠI CẦN CHÚ Ý TRONG TUẦN (từ 12-18/6)

NHỮNG DỊCH BỆNH HẠI CẦN CHÚ Ý TRONG TUẦN (từ 12-18/6)

1. TRÊN LÚA :

1.1. Các tỉnh phía Bắc
– Rầy nâu – Rầu lương trắng – rầu nâu nhỏ: Rầy tiếp hại diện hẹp trên lúa muộn và mạ mùa sớm.
– Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc điẹn hẹp trên trà lúa trỗ muộn. Trưởng thành tiếp tục vũ hoá và đẻ trứng trên mạ mùa sớm.
Ảnh Sâu đục thân hại cây.

– Bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục gây hại diện hẹp trà lúa trỗ muộn trên các giống nhiễm nơi diện tích lúa có tỷ lệ bệnh trên lá cao trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
– Ốc bươu vàng, ruồi, tuyến trùng, bệnh đạo ôn lá,… tiếp tục gây hại trên mak và lúa mùa cực sớm, sớm.
1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ
– Ốc bưu vàng tiếp tục gây hại tăng trên mạ, lúa hè thu mới gieo cấy tạo các tỉnh nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Hại nặng tại các khu ruộng gần ao hồ, sông suối, khu đồng trũng ngập nước thường xuyên chưa được áp dụng các biện pháp phòng trừ.
– Chuột tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa mới gieo cấy đến đẻ nhánh, hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi.
– Rầy nâu, rầy lương trắng: Tiếp tục gây hại trên lúa Hè Thu tại Nghệ An và một số diện tích có mật độ cao sẽ ảnh hưởng đến sinh trưỡng, phát triển của lúa.
– Các đối tượng như : Bọ trĩ, bệnh đạo ôn lá, tuyến trùng rễ, sâu keo… tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ trên mạ và lúa hè thu mới gieo sa.
Hình ảnh Sâu keo hại lá cây trồng
1.3. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
– Trên lúa xuân hè giai đoạn đòng trỗn: cần chú ý sâu cuốn là, chuột, bệnh khô vằng, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép thối hạt, bệnh thối thân.
– Trên lúa hè thu giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đồng: Chuột hại cục bộ, sâu keo, bọ trĩ gây hại mức độ nhẹ; ốc bươu vàng tập trung gây hại vùng trũng, kên mương.
Hình ảnh chuột hại cây trồng.
1.4. Các tỉnh phía Nam
– Rầy nâu trên đồng tập trung tuổi 5 đến giai đoạn trưởng thành, tiếp tục phát triển với mật độ thấp – trung bình.
Hình ảnh rầy nâu tuổi 5 phá lúa

– Vàng lùn – lùn xoắn lá: Bệnh tiếp tục phát sinh tăng. cần tăng cường điều tra phát hiện sớm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để nhổ huỷ, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo 3 giảm 3 tăng; 1 phải 5 giảm; sử dụng thuốc theo 4 đúng khi cần thiết.
 
– Các tỉnh hết sức lưu ý theo dỗi rầy nâu vào đèn, diễn biến thời tiết để xuống giống né rầy và không bị ngập úng phải gieo sạ lại trên các diện tích lúa hè thu 2017 giữ thời gian cách ly trước khi xuống giống vụ thu đông 2017.
– Thời tiết mưa nắng xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn và lem lép hạt phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ.
– Chuột gây hại tập trung trên lúa đẻ nhánh – đòng trỗ.
– Ngoài ra, củng cần lưu ý ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn mạ – đẻ nhánh. các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
Hình ảnh Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

2. Trên cây trồng khác.
– Trên rau : Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại mước độ nhẹ đến trung bình.
– Trên cây ngô : Các đối tượng sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằng gây hại trên tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
–  Cà phê: Bệnh khô cành hại tiếp tục diễn biến phức tạp.
– Cây thanh Long: Bệnh đốm nâu và bệnh thán thư tăng.
Hình ảnh bệnh Tháng thư trên cây thanh Long
– Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn giãm nhẹ về diện tích và tỉ lệ nhiễm bệnh
– Cây dừa: Diện tích hại của bọ cánh cứng có xu hướng tăng nhẹ
– Cây điều : Bọ xít muỗi, bệnh thán thư có xu hướng giảm về diện tích nhiễm
Theo Cục BVTV
Translate »

Call Now