Trang chủ   |   NHỮNG DỊCH BỆNH HẠI CẦN CHÚ Ý TRONG TUẦN (từ 29/5 – 4/6)

NHỮNG DỊCH BỆNH HẠI CẦN CHÚ Ý TRONG TUẦN (từ 29/5 – 4/6)

Rầy lứa 3 tiếp tục tăng mật độ, hạo diện hẹp trên lúa chính vụ – muộn, giống nhiễm…


1.Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc
– Rầy nâu – Rầy lương trắng – Rầy nâu nhỏ: Rầy lứa 3 tiếp tục tăng mật độ, hại điện hẹp trên lúa chính vụ – muộn, giống nhiễm.
– Sâu đục thân 2 chấm: Trứng nở, sâu non tiếp tục gây bông bạc diện hẹp trên trà lúa trổ sau ngày 25/5.
– Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục phát sinh gây hại trên các giống nhiễm, nơi diện tích lúa có tỷ lệ bệnh trên lá cao trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
– Chuột, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn hại tăng; bọ xít dài, bệnh đen lép hạt, nhện gié… hại nhẹ.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ
* Trên lúa đông xuân
– Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục gây hại trên gié lúa trà muộn giai đoạn chín – thu hoạch trong điều kiện thời tiết thuận lợi ( tập trung tại Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá ).
– Rầy nâu – rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn giai đoạn chín – thu hoạch tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Mức đọ hại và điện tích nhiễm giãm.
– Các loại dịch hại khác: Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh lem lép hạt… tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn giai đoạn chín.
* Trên lúa hè thu:

– Các đối tượng như ốc bưu vàng, sâu đục thân, bọ trĩ, chuột, bệnh đạo ôn lá,… tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên mạ và lúa mới gieo sạ.
Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
– Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng… phát sinh gây hại lúa xuân hè giai đoạn làm đòng – trỗ.
– Sâu keo, bọ trĩ… phát sinh hại chủ yếu lúa hè thu giai đoạn mạ – đẻ nhánh.
– Chuột: Hại nhẹ trên lúa xuân hè giai đoạn đòng trỗ và lúa hè thu giai đoạn xuống giống – đẻ nhánh.
Các tỉnh Phái Nam
– Rầy nâu phổ biến tuổi 1 – 3, mật độ từ thấp đến trung bình trên lúa giai đoạn mạ – đẻ nhánh, cục bộ một số điện tích có mật độ cao trên lúa giai đoạn đòng – trỗ.
– Bệnh đạo ôn lá sẽ tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, phát sinh mạnh nếu gặp điều kiện mưa nhiều.
2. Trên cây trồng khác
– Rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại mức độ nhẹ đến trung bình.
– Ngô: Các đối tượng sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằn gây hại nhẹ, rãi rác.
– Hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ tăng, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm tiếp tục gây hại ở các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ.
– Cà phê: Bệnh đốm nâu có xu hướng giảm, mức hại nhẹ.
– Dừa: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư có xu hướng giảm về diện tích nhiễm.
Theo Cục BVTV
Translate »

Call Now