Trang chủ   |   Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 03/11 đến 09/11/2016

Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 03/11 đến 09/11/2016

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:

1. Thời tiết:

          Tuần qua, thời tiết các nơi trong tỉnh ngày nắng gián đoạn, chiều và tối có mưa nhiều nơi, gió hướng Bắc – Tây Bắc, tốc độ gió 3 – 5 m/s.

Thời tiết

Nhiệt độ (0C)

Ẩm độ (%)

Tổng số giờ nắng (giờ)

Lượng mưa (mm)

TB

Tối cao

Tối thấp

TB

Tối cao

Tối thấp

Trong tuần

26,7

29,6

25,0

86,0

90,0

83,0

22,4

62,4

Dự báo tuần tới

27,0

33,0

24,0

85

 

 

40,0

50,0

 

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

2.1. Cây lúa:

Lúa Thu Đông 2016: Thu hoạch 124.210 ha/148.095 ha, đạt 83,9% diện tích xuống giống, năng suất bình quân 5,63 tấn/ha. Diện tích lúa còn lại đang ở các giai đoạn:

– Làm đòng: 5.379 ha;                              – Trỗ chín: 18.506 ha.

Lúa Đông Xuân 2016 – 2017: Xuống giống 78.152 ha/206.000 ha, đạt 37,9% DTKH. Diện tích lúa đang ở các giai đoạn:

– Mạ: 5.778 ha;                                        – Đẻ nhánh: 54.298 ha;            

– Làm đòng: 17.901 ha.                           – Trỗ chín: 175 ha.

2.2. Hoa màu:

        Hoa màu vụ Thu Đông 2016: Thu hoạch 5.593,5 ha/ 6.440,4 ha diện tích xuống giống, gồm các loại:

Chủng loại

Xuống giống (ha)

Thu hoạch (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Bắp

1.095,9

1.001,0

12,1

Ớt

528,8

353,2

11,0

Dưa hấu

536,9

511,9

21,4

Cây có củ

987,2

649,4

18,6

Sen

246,4

244,9

3,4

11,6

11,6

1,0

Đậu các loại

191,0

187,0

7,9

Rau dưa các loại

2.832,7

2.624,6

19,5

CCN và cây trồng khác

9,9

9,9

1,3

Tổng cộng

6.440,4

5.593,5

 

 

 

        Hoa màu vụ Đông Xuân 2016 – 2017: Xuống giống 1.958,6 gồm các loại:

Chủng loại

Xuống giống (ha)

Thời gian sinh trưởng (NSKT)

Bắp

194,1

Thu hoạch 0,4 ha

Ơt

363,6

42 – 49

Dưa hấu

241,6

42 – 49

Cây có củ

47,2

42 – 49

Sen

166,3

35 – 42

1,0

14-21

Đậu các loại

13,5

42 – 49

Rau dưa các loại

931,3

Thu hoạch 57,2 ha

Tổng cộng

1.958,6

 

2.3. Hoa kiểng:

      Tổng diện tích gieo trồng 495,8 ha tập trung chủ yếu ở Tp. Sa Đéc, Lai Vung, trong đó hoa các loại đã thu hoạch 34,4 ha/151 ha, còn lại cây cảnh thu hoạch 18,8 ha/344,9 ha gồm các loại sau:

TT

Hoa các loại

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

Cây cảnh các loại

Diện tích (ha)

Thu hoạch (ha)

1

Hoa hồng

35,5

1,0

Mai vàng

17,0

1,3

2

Hoa cúc

37,6

0,0

Bonsai

13,2

3

Hoa vạn thọ

3,5

0,0

Nguyệt quế

8,6

0,2

4

Hoa lan

3,8

0,0

Kiểng lá

43,7

2,8

5

Cát tường

1,4

0,0

Bông trang

11,4

6

Hoa sứ

7,6

0,4

Cỏ nhật, lá gừng

42,9

7,0

7

Mai Hà Lan

1,3

0,0

Cây công trình

114,7

1,0

8

Hoa huệ

33,4

33,0

Hạnh

3,5

9

Hoa khác

27,0

0,0

Cây kiểng khác

90,0

6,5

Tổng cộng

150,9

34,4

 

344,9

18,8

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY:     

1. Cây lúa:

Tình hình rầy di trú:

Trong tuần, rầy di trú với mật số thấp đến trung bình, cao điểm đêm 7 – 8/11/2016 tại bẫy đèn xã Tân Bình, thị trấn Thanh Bình (Thanh Bình), xã Tân Hội (TX. Hồng Ngự), xã Định An, Bình Thạnh Trung (Lấp Vò) với mật số rầy từ 2.000 – 16.000 con/bẫy/đêm.

Vụ Thu Đông 2016:

– Rầy nâu: Diện tích nhiễm nhẹ 350 ha trên lúa giai đoạn đòng trỗ, mật số rầy 750 – 1500 con/m2, gây hại phổ biến tuổi 3 – 4, tăng 160 ha so với tuần trước.

– Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm nhẹ 117 ha trên lúa giai đoạn đòng trỗ với tỷ lệ bệnh 5 – 10%, giảm 57 ha so với tuần trước.

– Bệnh cháy bìa lá: Diện tích nhiễm 566 ha trên lúa giai đoạn đòng trỗ, trong đó có 30 ha nhiễm nặng (Tân Hồng) với tỷ lệ bệnh 40 – 50%, nhiễm trung bình 100 ha, còn lại nhiễm nhẹ, tăng 476 ha so với tuần trước do điều kiện thời tiết và giai đoạn lúa thích hợp cho bệnh phát sinh gây hại.

– Bệnh lem lép hạt: Diện tích nhiễm 1.175 ha, trong đó có 10 ha nhiễm nặng (Tân Hồng) với tỷ lệ bệnh >15 – 30%, nhiễm trung bình 40 ha, còn lại nhiễm nhẹ, tăng 604 ha so với tuần trước.

Ngoài ra các đối tượng như: Chuột, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, vàng lá cũng xuất hiện và gây hại ở mức nhẹ – trung bình.

Vụ Đông Xuân 2016 – 2017:

– Rầy nâu: Diện tích nhiễm nhẹ 20 ha trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, mật số rầy 750 – 1500 con/m2, gây hại phổ biến tuổi 2 – 4, giảm 410 ha so với tuần trước

– Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 783 ha trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, trong đó 20 ha nhiễm trung bình với tỷ lệ bệnh >10 – 15%, còn lại nhiễm nhẹ, giảm 1.012 ha so với tuần trước.

Ngoài ra các đối tượng như: OBV, chuột, sâu cuốn lá cũng xuất hiện và gây hại ở mức nhẹ – trung bình.

2. Hoa màu: Bệnh cháy lá, thán thư trên hành, sâu đục thân bắp, sùng trên khoai lang,…xuất hiện và gây hại ở mức nhẹ.

3. Cây ăn trái:

– Trên xoài (bệnh cháy lá, thán thư, đốm lá vi khuẩn,…), cây có múi (nhện, loét,…) xuất hiện và gây hại ở mức nhẹ.

– Bệnh chổi rồng trên nhãn: Diện tích nhiễm bệnh là 536,1 ha, trong đó nhiễm nặng 23,3 ha, nhiễm trung bình 159,8 ha, còn lại nhiễm nhẹ.

4. Hoa kiểng: Bệnh thán thư, đốm lá, cháy lá,… trên hoa hồng, hoa cúc xuất hiện rải rác hoặc gây hại ở mức nhẹ. 

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG TUẦN TỚI:

  1. Trên cây lúa:

– Rầy nâu: Rầy tuổi 3 – 5 tiếp tục phát triển và gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. Rầy tiếp tục di trú nhưng với mật số trung bình chủ yếu các huyện phía Bắc từ lúa Thu Đông muộn sang các trà lúa Đông Xuân mới xuống giống.

– Sâu cuốn lá: Xuất hiện và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, đặc biệt những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm lúc đầu vụ có khả năng bị hại nặng.

– Thời tiết mưa bão sẽ thuận lợi bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, phát sinh và phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, gây hại ở mức trung bình. Đặc biệt trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm như IR 50404, OM 4218, Jasmine 85, VD 20, sạ dày, bón thừa phân đạm sẽ bị hại nặng hơn.

– Chuột: Tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, một số diện tích gần khu vực gò cao, vườn cây rậm rạp, trồng cỏ nuôi bò… có thể bị nhiễm nặng.

Các đối tượng khác như sâu đục thân, bọ trĩ, đạo ôn cổ bông…xuất hiện và gây hại chủ yếu ở mức nhẹ.

2. Trên hoa màu, cây ăn trái và hoa kiểng:

– Hoa màu: Sâu ăn tạp, sâu đục trái, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, … xuất hiện và gây hại rải rác hoặc chủ yếu ở mức nhẹ.

– Cây ăn trái: Sâu đục cành, bọ trĩ, nhện, bệnh thán thư, cháy lá, bệnh loét,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ – trung bình.

– Hoa kiểng: bệnh cháy lá, thán thư, đốm đen, đốm lá trên hoa hồng và hoa cúc xuất hiện và gây hại rải rác ở mức nhẹ.

IV. ĐỀ NGHỊ: 

– Áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật 3 giảm – 3 tăng, 1 phải – 5 giảm, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý nước hợp lý để lúa sinh trưởng và phát triển tốt nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và lợi nhuận. Hạn chế phun thuốc trừ sâu cho lúa dưới 40NSS để bảo tồn thiên địch.

– Thăm đồng thường xuyên, theo dõi kỹ mật số rầy trên ruộng lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ để có biện pháp xử lý hiệu quả, nếu mật số rầy thấp thì không cần xử lý thuốc BVTV.

 – Phát hiện sớm bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, thối thân lúa để xử lý kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị. Phun ngừa đạo ôn cổ bông, lem lép hạt khi lúa trỗ lẹt xẹt và trỗ đều.

– Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc, bảo đảm thời gian cách ly, không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng giai đoạn 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm; thu gom bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường.

– Những diện tích lúa Thu Đông đã thu hoạch xong cần vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bảo đảm thời gian cách ly ít nhất 3 tuần trước khi xuống giống vụ Đông Xuân, nhằm hạn chế ngộ độc hữu cơ; theo dõi tình hình thời tiết, chủ động phương tiện bơm rút nước tiêu úng khi có mưa.

Tích cực thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời hiệu quả. Thông báo kịp thời cho cán bộ địa phương và cán bộ kỹ thuật khi thấy tình hình sâu bệnh có dấu hiệu diễn biến phức tạp./.

Translate »

Call Now