ĐẠM LÂN KALI CÓ VAI TRÒ THIẾT YẾU CHO CÂY TRỒNG
– Bón cho cây trồng thiếu hoặc thừa đạm (N), Lân (P2O5) và Kli (K2O) đều không tốt. Ba nguyên tố này đều có vai trò tối quang trọng trong cây trồng, vì vậy sự thiếu hay thừa chúng gây ra những rối loạn hay mất cân bằng trong toàn bộ quá trình đồng hoá, dị hoá của cây, trong đó có cây cà phê. Cây cao su , cây ăn quả và tất cả các loại cây trồng khác…
ĐẠM (N)
– Là một nguyên tố quan trọng bật nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự sống. Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp, mà nó là thành phần chính của tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit Nucleic (tức ADN và ARN), có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của các cơ quan thực vật. Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, thiếu nó cây xanh không có khả năng quang hợp, có trong các hợp chất Alcaloid, các phecmen và trong nhiều vật chất quan trọng khác của tế bào thực vật.
– Biểu hiện Thiếu đạm (N) cây sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng. Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên khả năng sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý – sinh hoá trong cây củng bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thánh nên làm lá chuyển vàng.
– Tuy nhiên bón thừa đạm củng không tốt. Thừa đạm sẽ làm cho cây không chuyển hoá hết được sang dạng đạm vô cơ gây đọc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá gây vóng. Các hợp chất các bon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên không hình thành được các chất “xơ” vì vậy làm cây yếu, các quá trình hình thành hoa, quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch v.v…
LÂN (P2O5)
– Lân cũng quan trọng không kém so với đạm. Thiếu lân không một tế bào sống nào có thể tồn tại. Nucleoproteid là vật chất di truyền tối quan trọng trong nhân tế bào không thể thiếu thành phần Phospho (Lân). NucleOproteid là hợp chất của protein và Axit nucleic, mà Axit Nucleic có chứa Phospho. Axit nucleic là một hợp chất cao phân tử có tính chất như một chất keo. AND và ARN là 2 dạng tồn tại của Axit nucleic. Cấu trúc của 2 chất này cực kỳ phức tạp và đóng vai trò “Sao chép lại các đặc điểm sinh học” cho đời sau. Trong thành phần của Axit nucleic Phospho chiếm khoảng 20% ( Quy về P2O5) và Axit nucleic tồn tại trong mọi tế bào và trong tất cả các mô và bộ phận của cây. Phospho còn có trong thành phần của rất nhiều vật chất khác của cây như: phitin, lexitin, Saccrophosphat. v.v… các chất này điều có vai trò quan trọng trong thực vật nói chung, trong đó có cây cà phê, Cây ăn quả, Cây ca cao, cây Cao su và tất cả các loại cây trồng khác.
– Biểu hiện thiếu lân (phospho) là những lá già có những mảng mầu huyết dụ (tía). Cây thiếu lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sự tích luỹ đường saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín củng bị kéo dài. Tuy nhiên thừa lân lại làm cho cây sử dụng lân tồi hơn, vì trong trường hợp này rất nhiều lân nằm ở dạng vô cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng. Thừa lân làm cho cây chín quá sớm. không kịp tích luỹ được một vù mùa năng suất cao.
KALI (K2O)
– Là một nguyên tố rất linh động và tồn tại trong cây dưới dạng ion. Đặc biệt kali không cố trong thành phần các chất hữu cơ trong cây. Kali tồn tại chủ yếu ở huyết tương tế bào và không bào hoàn toàn không có mặt trong nhân tế bào. Hầu hết Kali trong tế bào thực vật (80%) tồn tại trong dịch tế bào, chỉ khoảng 20% là tồn tại ở dạng hấp phụ trai đổi với thể keo trong huyết tương và không bào. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cấu trúc vật chất tạo nên tế bào nhưng Kali lại có vai trò quan trọng trong việc ổn định các cấu trúc này và hổ trọ cho việc hình thành các cấu trúc giàu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và Phosphoril hoá. Kali ảnh hưởng trước tiên đến việc tăng cường hydrat hoá các cấu trúc keo của huyết tương, nâng cao khả năng phân tán của chúng mà nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn.
-Kali giúp cây tăng cường tích luỹ tinh bột trong củ khoai tây và đường Saccaro trong cây củ cải đường và đường đơn trong rất nhiều loại cây rau quả khác nhau. kali tăng cường tính chống rét và sự chống chịu qua mùa đông của cây nhờ nó làm tăng lực thẩm thấu của dịch tế bào.
– Kali củng giúp cây tăng cường khả năng khác các bệnh nấm và vi khuẩn. Kali giúp câu tăng cường khả năng tổng hợp các hợp chất hydrat các bon cao phân tử như Celluol, hemicellulo, các hợp chất Hydrat các bon cao phân tử như cellulo, hemicellulo, các hợp chất peptit v.v… nhờ đó làm cho các loại cây hoà thảo cứng cáp, chống đổ tốt.
– Kali giúp cho cây tăng cừng tổng hợp và tích luỹ hàng loạt các vitamin, có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật. Thiếu Kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cây. Thiếu vắng kali sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá huỷ quá trình trao đổi các hợp chất cacbon và protein trong cây, làm tăng chi phió đường cho quá trình hô hấp, gây lép hạt, làm giảm tỷ lệ nảy mần và sức sống hạt giống dẩn đến ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng mùa màng.
– Biểu hiện thiếu Kali có thể thấy là : các lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và huỷ hoại và lá có biểu hiện như bị rách. Thiếu kali làm chậm lại hàng loạt các quá trình hoá sinh, làm xấu đi hầu như tất cả các mặt của quá trình trao đổi chất. Thiếu kali sẽ làm chậm quá trình phân bào, sự tăng trưởng và sự dài ra của tế bào. Thiếu KaLi còn làm giảm năng suất quang hợp và trược tiếp dẩn đến giảm sản lượng mùa màng. Ngược lại, sự dư thừa Kali củng không tốt cho cây. Dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion, natri V.V.., dư thừa ở mức cao có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của MT đất, ngăn cản sự hút nước và dinh dưỡng nói chung, ảnh hưởng xấu đến năng suất mùa màng.
NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA KALI TRONG CÂY.
– Kali (K) có nhiều chức năng sinh lý quan trọng, điều tiết các hoạt động sống của thực vật thông qua các tính chất hoá lý, hoá keo của tế bào. K đóng vai trò quan trọng trong các quá trình hô hấp, quang hợp, vận chuyển sang phẩm quang hợp, trao đổi đạm và tổng hợp protit. K tham gia hoạt động hoá trên enzym, làm tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của bộ rễ. K làm tăng sức chống chịu của cây trồng với các điều kiện bất lợi như đất bí, khô hạn, nhiệt độ, gió và các rối loạn về sinh lý. K làm giảm tính mẫn cảm của cây đối với bệnh hại và cải thiện tính đề kháng đối với côn trùng. Nhờ đó, K làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
NHU CẦU KALI CỦA CÂY TRỒNG
– Các loại cây trồng có nhu cầu Kali khác nhau và khả năng hấp thụ, vận chuyển K củng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng suất, giống lai và giống thường, cường độ canh tác, lượng Kali dể tiêu trong đất, đặc tính hút Kali/ ngày, đêm của tường cây. Hầu hết các cây trồng đều có nhu cầu Kali cao hơn so với đạm và lân, các loại cây có củ, cây ăn quả, mía, bắp cải có nhu cầu Kali từ cao đến rất cao (300-1000 kg K2O/ha). Nhu cầu K của cây trồng thay đổi suốt vụ và gia tăng đặc biệt trong thời kỳ sinh trưởng mạnh tới khi ra hoa kết quả. Nhu cầu Kali của cây có quan hệ tương tác với nhiều yếu tố dinh dưỡng khác đặc biệt là quan hệ với đạm. Khi bón tăng đạm thì nhất thiết phải bón thêm Kali, hiểu quả của Kali sẽ leowns hơn khi tăng P, S, Zn và một số vi lượng.
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Long Vina (gọi tắt Công ty Hoàng Long Vina) được thành lập từ năm 2000, là công ty chuyên sản xuất phân bón NPK nhãn hiệu Agrilong chất lượng cao, ổn định, chuyên dùng cho các loại cây ăn trái, cao su, cà phê, tiêu, lúa…

Hoàng Long Vina được thành lập từ năm 2000, đến nay công ty đã có 16 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón và là một trong những công ty đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam. Kể từ khi thành lập tới nay, các dòng
sản phẩm
phân bón Agrilong đã được đông đảo người nông dân đón nhận, tin dùng và nhờ thế, thương hiệu này ngày một lớn mạnh, uy tín từ chính lợi ích của nông dân đem lại.
Trong thời kì đổi mới, càng áp dụng khoa học kĩ thuật sẽ làm cho năng suất tăng, giá thành giảm, giảm thiểu tác động đến môi trường, có khả năng tái tạo, đảm bảo ATVSTP và đặc biệt là chất lượng sản phẩm tốt hơn rất nhiều so với việc sử dụng công nghệ cũ. Bên cạnh các loại phân bón nano, phân bón nhả chậm, nhả thông minh; phân bón hóa lỏng, phân bón sinh học, hữu cơ, vi sinh vật…thì phân bón chức năng chuyên dùng cho từng loại cây, loại đất, từng thời kỳ sinh trưởng cũng được coi như một loại phân bón thế hệ mới góp phần nâng cao hiệu quả SX trồng trọt, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.
Ngoài ra, Hoàng Long Vina là công ty đầu tiên ở Việt Nam cho xây dựng và vận hành công nghệ tạo hạt tháp cao hiện đại nhất có nguồn gốc từ Châu Âu. Sản xuất phân bón NPK chất lượng cao bằng công nghệ tạo hạt dạng tháp cao đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng, bởi nhiều ưu điểm như tạo ra được sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng ổn định, giảm thiểu lượng khí phát thải cũng như ít tác động xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất

Phân bón NPK Agrilong phân bổ dinh dưỡng đồng đều trên từng hạt sản phẩm, đảm bảo sản xuất được các chỉ tiêu, hàm lượng ổn định. Vì vậy sản phẩm làm ra có chất lượng cao được nông dân tin dùng nên doanh thu của Công ty hằng năm tăng vượt trội….
Với Hoàng Long Vina, mỗi sản phẩm phân bón được làm ra đều được sản xuất cẩn thân, đảm bảo vệ sinh. Chúng tôi hi vọng, việc sản xuất phân bón chất lượng cũng là gián tiếp chăm lo cho sự phát triển của các giống cây trồng. Cây trồng phát triển đem lại lợi ích cho người dân và rộng hơn là cho cả đất nước. Vì vậy, Hoàng Long Vina bao giờ cũng đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu và mong muốn nhận lại sự hài lòng cũng như sự ủng hộ của quý khách hàng và đối tác. Hiện tại và tương lai, chúng tôi sẽ không ngừng phát triển đấy mạnh chất lượng phân bón, cống hiến hết mình cho mùa bội thu.
Trân trọng!

Hoàng Long Vina được thành lập từ năm 2000, đến nay công ty đã có 16 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón và là một trong những công ty đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam. Kể từ khi thành lập tới nay, các dòng
sản phẩm
phân bón Agrilong đã được đông đảo người nông dân đón nhận, tin dùng và nhờ thế, thương hiệu này ngày một lớn mạnh, uy tín từ chính lợi ích của nông dân đem lại.
Trong thời kì đổi mới, càng áp dụng khoa học kĩ thuật sẽ làm cho năng suất tăng, giá thành giảm, giảm thiểu tác động đến môi trường, có khả năng tái tạo, đảm bảo ATVSTP và đặc biệt là chất lượng sản phẩm tốt hơn rất nhiều so với việc sử dụng công nghệ cũ. Bên cạnh các loại phân bón nano, phân bón nhả chậm, nhả thông minh; phân bón hóa lỏng, phân bón sinh học, hữu cơ, vi sinh vật…thì phân bón chức năng chuyên dùng cho từng loại cây, loại đất, từng thời kỳ sinh trưởng cũng được coi như một loại phân bón thế hệ mới góp phần nâng cao hiệu quả SX trồng trọt, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.
Ngoài ra, Hoàng Long Vina là công ty đầu tiên ở Việt Nam cho xây dựng và vận hành công nghệ tạo hạt tháp cao hiện đại nhất có nguồn gốc từ Châu Âu. Sản xuất phân bón NPK chất lượng cao bằng công nghệ tạo hạt dạng tháp cao đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng, bởi nhiều ưu điểm như tạo ra được sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng ổn định, giảm thiểu lượng khí phát thải cũng như ít tác động xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất

Phân bón NPK Agrilong phân bổ dinh dưỡng đồng đều trên từng hạt sản phẩm, đảm bảo sản xuất được các chỉ tiêu, hàm lượng ổn định. Vì vậy sản phẩm làm ra có chất lượng cao được nông dân tin dùng nên doanh thu của Công ty hằng năm tăng vượt trội….
Với Hoàng Long Vina, mỗi sản phẩm phân bón được làm ra đều được sản xuất cẩn thân, đảm bảo vệ sinh. Chúng tôi hi vọng, việc sản xuất phân bón chất lượng cũng là gián tiếp chăm lo cho sự phát triển của các giống cây trồng. Cây trồng phát triển đem lại lợi ích cho người dân và rộng hơn là cho cả đất nước. Vì vậy, Hoàng Long Vina bao giờ cũng đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu và mong muốn nhận lại sự hài lòng cũng như sự ủng hộ của quý khách hàng và đối tác. Hiện tại và tương lai, chúng tôi sẽ không ngừng phát triển đấy mạnh chất lượng phân bón, cống hiến hết mình cho mùa bội thu.
Trân trọng!