THÀNH PHẦN:
Sau khi đậu trái nhu cầu về đạm, kali tăng rất cao và nhu cầu về lân giảm xuống. Đạm có tác dụng làm cho trái lớn nhanh tạo điều kiện cho việc tích lũy nhiều các chất dinh dưỡng về hạt ở giai đoạn cuối; kali cao giúp cho qúa trình tổng hợp và vận chuyển các chất dinh dưỡng về hạt được diễn ra thuận lợi làm tăng năng suất và chất lượng hạt. Các chất trung vi lượng có tác dụng cân đối các chất dinh dưỡng trong cây, cải thiện chất lượng trái ( hạt tiêu chắc và có vị cay hơn), Hàm lượng kali cao cho cây tiêu bước vào
giai đoạn cho trái có nhiều tác dụng, vừa làm tăng khả năng đậu trái, cải thiện chất lượng trái đồng thời tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh.
cần chú ý: Rễ tiêu rất để tổn thương, không nên xới phạm rễ. Vì vậy, nên ngâm phân cho tan trước khi bón và bón cách gốc 50-60cm ngoài tán tiêu một chút. Thời điểm bón phân và xử lý thuốc tốt nhất là vào lúc sáng sớm và chiều mát (không bón quá 9h sáng và trước 3h chiều), cây tiêu khó tính chỗ này đây. Trường hợp không ngâm tưới mà chôn để cho ăn dần thì nên xới nhẹ ngoài tán cách gốc cây 60cm, Xẻ rãnh rộng từ 20-30 cm và sâu khoảng hơn 5-10cm, lấy đất ngoài xa lấp lại. tưới giữ ẩm vào mùa khô.
– Nếu chúng ta bón phân cân đối và hợp lý, cây tiêu ra trái, thu hoạch tập trung và như vậy không ảnh hưỏng tới thời kỳ ra bông, đậu trái của vụ sau .
– Khi cây tiêu được bón phân đúng cách và hợp lý, cây tiêu sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, hạn chế sự tấn công của sâu bệnh.