– Sau khi nghe báo cáo đề dẫn hội thảo, các tham luận và các ý kiến tham gia thảo luận của các đại biểu tham dự; Đồng chí Nguyễn Chí Hiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao ý nghĩa của việc tổ chức Hội thảo, các vấn đề gợi ý thảo luận đúng mức nên kết quả cơ bản đạt được khá toàn diện và có ý kiến tổng kết Hội thảo như sau:
I. Về kết quả đạt được:
– Tại Hội thảo các đại biểu đã được cung cấp đầy đủ các thông tin và nắm được nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng; việc kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan trong sản xuất của các Nhà máy phân bón trên địa bàn tỉnh; các điều kiện bắt buộc phải đáp ứng trong sản xuất, kinh doanh phân bón; các khuyến cáo sử dụng phân bón hiệu quả cho cây trồng; cách nhận biết phổ thông phân bón vô cơ giả, kém chất lượng…
– Qua đó, các đại biểu đã rõ hơn ý nghĩa trong việc trực tiếp tiêu thụ phân bón của các doanh nghiệp tại tỉnh; thấy được hiệu quả vượt trội từ việc sử dụng phân bón của địa phương, đặc biệt là phân bón Agrilong của Công ty TNHH Hoàng Long Vina với các sản phẩm cùng loại. Tại hội thảo nhiều ý kiến ủng hộ và đề nghị các doanh nghiệp chế biến tăng tỷ lệ phân bón sản xuất tại Phú Yên để đầu tư cho nông dân phát triển vùng nguyên liệu; các Nhà máy tăng cường hơn nữa công tác thông tin về sản phẩm đến các địa phương và nông dân; làm tốt hơn nữa việc xây dựng các mô hình trình diễn, hợp lý hóa các khâu của quá trình sản xuất, phân phối để giảm giá thành.
II. Những việc cần triển khai sau Hội thảo:
1. Đối với các đơn vị sản xuất phân bón:
– Chú ý hơn nữa trong việc khảo sát, nắm bắt thổ nhưỡng theo từng chân đất để khuyến cáo người dân sử dụng phân bón phù hợp;
– Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành. Chú trọng hoàn thiện mẫu mã, bao bì sản phẩm để tham gia tốt vào quá trình hội nhập, như: có thông tin về giá xuất xưởng, xuất xứ …;
– Tiếp tục phát triển hệ thống phân phối tại các vùng tiêu thụ tiềm năng; hình thành các kho hàng hóa đầu mối đảm bảo lưu thông thông suốt, nhanh chóng kịp thời mùa vụ …;
– Tăng cường các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu, trong đó ưu tiên tổ chức các hội thảo chuyên đề, hội nghị khách hàng, chương trình tri ân, chăm sóc khách hàng…;
– Quan tâm đúng mức đến công tác hậu mãi, trong đó chú trọng xây dựng chính sách giá hợp lý đảm bảo được tính cạnh tranh, hình thức thanh toán linh hoạt gắn với trả chậm, …
2. Đối với các cơ sở phân phối phân bón:
– Phối hợp tuyên truyền để nông dân biết là phân bón sản xuất tại tỉnh đã được các cơ quan của tỉnh kiểm tra rất chặt chẽ về chất lượng; thông tin về kết quả trình diễn hiệu quả từ các mô hình đối chứng, cánh đồng mẫu lớn… đến các đối tượng tiêu thụ nhằm tăng cường khả năng liên kết và sự hợp tác giữa các đơn vị sử dụng phân bón cho đầu tư, các cá nhân tiêu thụ với các đơn vị sản xuất, cung ứng phân bón;
– Nắm chắc và thực hiện đầy đủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh phân bón; các dấu hiệu nhận diện bao bì chính hãng… để tiếp nhận phân phối các sản phẩm phân bón đã được kiểm soát chất lượng.
3. Đối với các đơn vị chế biến có đầu tư phân bón cho dân:
– Nghiên cứu, tiếp cận nguồn phân bón có chất lượng do các Nhà máy phân bón trong tỉnh sản xuất để đầu tư cho nông dân nhằm tạo sự liên kết và thúc đẩy hợp tác cùng phát triển sản xuất bền vững tại tỉnh;
4. Các sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện/ thị xã/ thành phố:
– Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và chỉ đạo các nhà máy chế biến thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng đầu tư và thu mua nguyên liệu trong vùng quy hoạch theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg; nhất là đẩy mạnh việc hình thành chuỗi giá trị gia tăng từ sản xuất nông nghiệp đến chế biến, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm thông qua liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp cung ứng phân bón, doanh nghiệp chế biến và người nông dân; xây dựng và nhân rộng các mô hình cánh đồng mẫu lớn hiệu quả, mô hình sản xuất mới đối với các loại cây trồng chủ lực của địa phương (mía, sắn, lúa, …)
– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón, quản lý chặt các cơ sở sản xuất chưa được cấp phép; chú ý các điểm bán hàng ở vùng sâu, vùng xa nơi có ít thông tin về phân bón, đồng thời có biện pháp mạnh đối với các tổ chức cá nhân cố tình vi phạm pháp luật về sản xuất kinh doanh phân bón; khuyến khích, biểu dương những người làm tốt trong công tác sản xuất kinh doanh phân bón…
– Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân cư về thông tin, địa điểm tiếp nhận phản ánh đối với các trường hợp phát hiện phân bón giả, kém chất lượng đến các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương như: UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan có liên quan: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh, …
Trên đây là thông báo kết quả hội thảo và ý kiến chỉ đạo của Đ/c Nguyễn Chí Hiến – PCT UBND tỉnh tại Hội thảo “Cung – cầu về phân bón trên địa bàn tỉnh Phú Yên”. Yêu cầu các ngành, các đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
– CT, PCT UBND tỉnh;
– CVP và các PCVP UBND tỉnh;
– Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể;
– UBND các huyện, thị xã, thành phố;
– Các DN chế biến đường, sắn, lúa, gỗ gắn với rừng trồng trên địa bàn tỉnh;
– Các DN sản xuất phân bón trên địa bàn tỉnh;
– Các Đại lý phân phối phân bón cấp 1;
– Lưu: VT, …..
“Agrilong trao chất lượng nhận niềm tin”